Du lịch Phan Thiết - Hầu hết các công trình xây dựng mang tính tôn giáo từ thế kỷ X trở về trước trong lịch sử kiến trúc Chăm, dù nội dung bên trong thờ bất kỳ một vị thần nào thì trong công trình đó vẫn có bệ thờ Linga -Yoni hoặc một biểu tượng khác mang tính chất này.
Từ khoảng thế kỷ XI trở về sau, tuy thể hiện không rõ trong kiến trúc, nhưng vẫn phải có hình tượng của Linga-Yoni. Chỉ có cách là thể hiện ẩn trong các phần của một pho tượng, nếu tinh mắt mới có thể phát hiện ra.
Ở Bình Thuận tính đến nay, mới chỉ phát hiện các nhóm đền tháp Chăm thể hiện rõ bệ Linga -Yoni. Đó là nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư – Phan Thiết, nhóm đền tháp Chăm Pô Đam (PôTằm) – Tuy Phong và nhóm đền tháp Chăm Đại Thành – Mương Mán. Những công trình kiến trúc khác được xây dựng từ thế kỷ XI trở về sau, đều thờ những vị thần hay vua bằng những pho tượng đá, nhưng ẩn ở đằng sau lưng tượng là hình tượng của trụ Linga. Còn ở phía dưới đế tượng, nơi các Ngài ngồi sẽ là bệ Yoni ẩn dấu được chạm khắc rất khéo, nhưng vẫn rất rõ ràng ở phần rãnh nước và phễu của Yoni. Các công trình kiến trúc thuộc loại này, như đền thờ vua Chăm Pô Nit, đền thờ vua Chăm Pô Klông Moh Nai, đền thờ vua Chăm Pô Klông Khul ngày nay đã trở thành di tích.
Linga – Yoni là gì ?
Linga là hình tượng của thần Siva, một trong tam vị nhất thể của Ấn Độ giáo (Siva – Brahma – Visnu). Siva được coi là thần Phá hủy và đồng thời cũng là thần Sáng tạo. Trong thần thoại Ấn Độ, hình tượng khởi đầu của Siva là cột lửa hình Linga dưới hình thức dương vật, mang tính dương. Song để sáng tạo được thì cần có âm tính, cho nên người xưa đã thêm cái bệ hình âm vật (Yoni). Từ đó, tín ngưỡng Linga – Yoni (âm dương kết hợp) biến thành sự thờ cúng thần Siva, rất phổ biến trong dân chúng. Mọi sự sinh sôi nảy nở trong trời đất làm cho mùa màng cây cối tốt tươi, giống vật và loài người ngày càng đông đúc là do đực – cái, âm – dương kết hợp với nhau mà thành. Để thể hiện tính nhất thể của ba vị thần, Linga được tạo thành ba phần: dưới là Brahma, giữa là Visnu, trên cùng, chủ thể là Siva.
Thần thoại có kể về chuyện đó rằng: thần Brahma và Visnu tranh cãi nhau ai là người sáng tạo ra thế giới. Bất phân thắng bại. Bỗng cột lửa xuất hiện dựng lên giữa hai thần, hai vị không hiểu ra làm sao bèn phân công Brahma hóa thành thiên nga bay lên đỉnh cột lửa, Visnu hóa thành lợn lòi đào xuống tận gốc để cùng tìm hiểu, hẹn một thời hạn nhất định sẽ gặp lại. Đến khi gặp nhau, hai thần cùng đều chưa lên tới đỉnh và cũng chưa xuống đến tận gốc cột lửa. Đang ngơ ngác thì cột nứt ra và thần Siva hiện lên nói rằng Brahma và Visnu chỉ là hóa thân của một Siva tối thượng. Liền đó, ba thần đều tự ẩn mình vào cột lửa: Brahma ở dưới cùng, Visnu ở giữa trụ lửa và Siva ở trên cùng.
Tất nhiên là với trụ Linga có 3 phần: dưới cùng (phần đế dính liền với Yoni) là hình bát giác, ở giữa là hình vuông và trên cùng là hình trụ. Còn loại Linga như ở tháp Pô Sah Inư, tháp Pô Đam (Pô Tằm), Đại Thành Mương Mán chỉ là một hình trụ thì chỉ có một mình thần Siva được thờ ở trong tháp.
Trước hết xin khảo tả về Linga: Linga là vật thờ không thể thiếu của các nền văn hóa cổ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Linga là bộ phận sinh dục của người đàn ông, được tạo thành từ những phiến đá cứng nguyên khối. Trụ đá gồm có ba phần: dưới hình khối vuông, giữa hình bát giác, trên hình trụ đầu tròn múp. Một gân nối dọc từ phía đầu tròn xuống giáp khối bát giác với hai đường gờ chìm lượn vòng sang hai bên. Trụ đó chữ Phạn gọi là Linga, có nghĩa là dương vật. Trong cái trụ tròn múp múp với ba đường gờ nổi – chìm là giống “cái đó” thật. Ở một vài Linga khác trong di tích văn hóa Chăm, trên gân nổi có khi còn tạc thành một đầu người đội mão nhọn đầu, tai đeo trang sức, trông đầy tính vương giả; Linga đó gọi là Mukhalinga như tượng vua Po Klong Girai và Pôrômê ở Phan Rang. Có khi cái đầu tròn múp lại được chụp lên một vỏ bằng kim loại gọi là Kosa để tăng thêm vẻ quyến rũ quyền quý.
Tại Bình Thuận bộ Linga – Yoni ở tháp Pô Sah Inư được coi là lớn, cổ nhất và nguyên vẹn còn lại ở các tỉnh Nam Trung bộ. Còn các bộ Linga – Yoni khác ở Pô Đam (Pô Tằm) – Tuy Phong và Đại Thành – Mương Mán có kích thước nhỏ hơn. Thông thường mỗi công trình kiến trúc thường thờ một bộ Linga – Yoni. Nhưng riêng Đại Thành – Mương Mán lại có đến hai bộ Linga – Yoni.
Cho đến ngày nay, nhiều người khi nghe giới thiệu về cấu trúc cũng như công năng của Linga – Yoni trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng Chăm và các dân tộc khác, họ cảm thấy ngượng ngùng. Nhưng đó lại là sự thật. Cái công năng ấy ngày nay vẫn rất linh nghiệm trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Ka tê hàng năm của người Chăm tại các đền tháp, đền thờ. Những ai đã từng chứng kiến lễ tắm Linga-Yoni tại tháp Pô Sah Inư sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về nét tâm linh trong tín ngưỡng đa thần của người Chăm.
Cái ly kỳ và lý thú là ở chỗ từ một hiện tượng hành nhật – âm dương giao lưu – mà người xưa đã dựng lên thành một biểu tượng thần thánh linh thiêng trong tâm thức của con người và truyền lưu cho đến ngày nay.
Đi Tour Du lich phan thiet gia re rất là thú vị.
Trả lờiXóaTour Du lich phan thiet gia re, chất lượng cao.
Trả lờiXóa